Moonlight 1 - đặc quyền an cư giữa lòng trung tâm hành chính mới
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.Doanh nghiệp thưởng tiền để khuyến khích nhà đầu tư dự họp cổ đông
Chiều 1.3, đại diện Cục CSGT Bộ Công an, cho biết ngày 1.3, lực lượng công an toàn quốc đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi GPLX, qua đó đã tiếp nhận 391 hồ sơ (trực tiếp 344 hồ sơ, qua dịch vụ công 47 hồ sơ).Đại diện Cục CSGT cho hay, từ tuần sau, lực lượng công an sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ cả vào cuối tuần. Hiện lực lượng đang tổ chức vận hành hệ thống phần mềm và các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để bảo đảm phục vụ người dân từ ngày 3.3 (thứ hai tuần tới).Theo đại diện Cục CSGT, sau khi Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành thông tư quy định về sát hạch, cấp GPLX; cấp, sử dụng GPLX quốc tế, lực lượng CSGT đã tập huấn cho hơn 1.800 cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện nhiệm vụ này.Tại Hà Nội, từ sáng 1.3, hai điểm tiếp nhận thủ tục cấp đổi GPLX do lực lượng CSGT quản lý tại số 2 Phùng Hưng (P.Văn Quán, Q.Hà Đông) và số 253 Nguyễn Đức Thuận (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm) đã mở cửa để phục vụ nhân dân. Từ sớm, nhiều người dân đã đến 2 cơ sở trên để làm thủ tục.Anh Nguyễn Văn Thà (33 tuổi, trú H.Đan Phượng, Hà Nội) cho biết bản thân lần đầu đi cấp đổi GPLX và ngày đầu lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ này nên lo lắng có thể gặp trục trặc. Tuy nhiên, khi đến cơ sở số 2 Phùng Hưng, anh Thà thấy lực lượng CSGT làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện, tiếp nhận hồ sơ rất nhanh."Sau khi xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan, các anh công an thực hiện thủ tục chỉ mất vài phút", anh Thà nói.Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội, cho biết ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ vào chiều 28.2, phòng đã chỉ đạo Đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả, liên tục, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp. "Trách nhiệm phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi xác định sẵn sàng làm việc cả ngày nghỉ để đáp ứng nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe, không để ngắt quãng, gián đoạn", đại tá Nghĩa nói.
Tiêu chí riêng trong tuyển sinh lớp 6 các trường tốp đầu
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
Vì sao người trẻ thích 'đu' theo trào lưu?
Hiện 20 nghệ nhân và đầu bếp đang ninh xương và hôm nay bắt đầu sơ chế thịt. Cùng ngày, các đầu bếp tại làng Vân Cù sẽ tập trung tráng bánh phở.